Trong những trận đánh lịch sử có “Trận chiến đấu đạt ba danh hiệu” - Gương mưu trí dũng cảm của chiến sỹ trẻ Phạm Ngọc Ánh 19 tuổi đời, chưa đầy 1 tuổi quân, một mình 1 khẩu súng AK và 4 quả lựu đạn đã chiến đấu anh dũng, lập công xuất sắc.
TRẬN CHIẾN ĐẤU ĐẠT BA DANH HIỆU
Trong khí thế thi đua sôi nổi của hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam trong cả nước, lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019). Tôi có dịp đi thực tế về công tác với Lữ đoàn pháo phòng không 241- Đoàn PK Xung kích ( Tiền thân là Trung đoàn 241 pháo cao xạ, đơn vị trực thuộc Binh Trạm 14 - Đoàn 559 giai đoạn 1966), để ghi lại “ Những trận đánh lịch sử ” bảo vệ tuyến vận tải quân sự chiến lược của Bộ đội Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Trong những trận đánh lịch sử đó tôi đã ghi chép lại được “Trận chiến đấu đạt ba danh hiệu” theo lời kể của Trung tá Đinh Văn Tông - Nguyên Chủ nhiệm chính trị Đoàn phòng không Xung kích - 241 và các nhân chứng, về “Gương mưu trí dũng cảm của chiến sỹ trẻ Phạm Ngọc Ánh - 19 tuổi đời, chưa đầy 1 tuổi quân, một mình 1 khẩu súng AK và 4 quả lựu đạn đã chiến đấu anh dũng, lập công xuất sắc”.
Trong chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972, tại Đoàn phòng không xung Xung kích - 241 mọi người đều nhắc đến cái tên: Phạm Ngọc Ánh - Đại đội 10, Tiểu đoàn 8.
Phạm Ngọc Ánh sinh năm 1952 tại xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Mới vào chiến trường, Ánh đã được thử thách ngay trong chiến dịch lịch sử giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972. Anh cùng đơn vị mang vác nặng, qua nhiều đồi núi cao, khe suối sâu, suốt 14 ngày đêm hành quân ròng rã đơn vị đã vào đến Khe Sanh. Đơn vị được lệnh triển khai chiến đấu ngay tại Binh trạm 41 để bảo vệ kho Hậu cần chiến dịch của Bộ tư lệnh Đoàn 559 .
14 giờ 40 phút, ngày 31 tháng 12 năm 1972, tại khu vực ngầm Rào Quán, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, một đàn máy bay lên thẳng 4 chiếc HU1A sà rất thấp , anh em trên tuyến đường Trường Sơn gọi bọn này là “ vạch lá, tìm xe” để phát hiện, đánh phá những nơi mà chúng nghi có lực lượng tập kết của ta. Được lệnh chiến đấu, hai khẩu đội pháo của Trần Văn Thắng và Nguyễn Thanh Tú thuộc Đại đội 10, Tiểu đoàn 8 đã đồng loạt nhả đạn, một chiếc HU1A bị bắn rơi, giặc lái và đồng bọn nhảy dù ra khỏi máy bay… kêu đồng bọn đến cứu thoát. Bầu trời quanh khu vực chiếc HU1A vừa bị quân ta bắn rơi đan xen dày đặc tiếng gầm rú của các loại máy bay đến cứu đồng bọn và tiếng nổ, tiếng rít xé tai của các loại bom, đạn bọn địch bắn phá, hòng ngăn chặn quân ta tiếp cận bắt sống, tiêu diệt bọn giặc lái và đồng bọn vừa nhảy dù khỏi máy bay.
Lúc này, liên lạc Phạm Ngọc Ánh xung phong chạy nhanh về hậu cứ của đơn vị tìm anh em ra để bắt sống giặc lái. Trên trời, địch vẫn cho nhiều loại máy bay dội bom, đạn xuống khu vực xung quanh chiếc máy bay rơi, hòng không cho quân ta tiếp cận, tiêu diệt và bắt sống những tên còn sống sót. Ánh đến gần vị trí máy bay rơi và nảy ra ý định “ Không cho chúng nó thoát”. Một mình, một khẩu súng Ak và 4 quả lựu đạn, hết bò - bò, nấp - nấp, núp vào gốc cây to vừa bị bom xiến cụt để chiến đấu. Cùng lúc đó, một chiếc OH6 sà xuống rất thấp, thả thang dây xuống hòng cứu tên giặc lái đang ở cách chồ Ánh chừng ba chục mét, máy bay hạ độ cao gần đến mặt đất, gió của cánh quạt rất mạnh như bão cấp 9, cấp 10; đất đá, lá cây bụi mù mịt, mắt anh cay xè và rất khó thở; trên trời máy bay địch xả đạn 20 ly xuống xung quanh Ánh như vãi thóc, tim đập dồn dập, lồng ngực như muốn bung ra, Ánh nghiến răng nhắm thẳng cánh quạt chiếc OH6 và hô to “chết này”. Ánh siết cò, cả một băng đạn AK bẻ gãy đôi chiếc cánh quạt, chiếc OH6 lao xuống đất và bùng cháy, một cột lửa khổng lồ bùng lên, trùm kín chiếc máy bay vừa bị Ánh bắn rơi, tên giặc lái bị thương, thoát chết nhảy ra khỏi máy bay. Cùng lúc này những tên còn sống sót của 2 chiếc máy bay vừa bị bắn rơi phát hiện thấy chỉ có mình Ánh, chúng hò nhau xông lên hòng bắt sống Anh. Một thằng Mỹ cao to lao tới cách Ánh chừng 20 mét, không hề nao núng, Ánh lại nghiến răng nhằm thẳng tên Mỹ bóp cò, gần một băng đạn AK nằm gọn trong lồng ngực tên Mỹ, như một cây chuối khổng lồ đổ quật trước mặt anh giải phóng trẻ măng, mặt non choẹt. Những tên địch còn lại co cụm lại gần chỗ Ánh, chúng vẫn chỉ thấy có một mình anh, chúng lại tiếp tục xông lên hòng tiêu diệt Ánh. Thấy quân dịch đông, Ánh bình tĩnh ném một quả, rồi hai quả, ba quả lựu đạn vào bọn địch đang đối diện anh và từng loạt AK lại tiếp tục dội về phía bọn Mỹ, Ngụy còn sống sót. Thoắt ẩn, thoắt hiện, lợi dụng các ụ đất, gốc cây Ánh quần nhau với chúng gần 30 phút, nhiều tên địch bị Ánh tiêu diệt dãy dụa trên những vũng máu lai láng mặt đất. Đất, khói bụi phủ dầy mặt Ánh, quần áo rách tơi tướp, một viên đạn của địch sượt qua chiếc mũ sắt của Ánh đang đội, làm chiếc mũ sắt của anh bị xước một vết dài ngay trên vành mũ. Đến lúc này, chỉ còn một mình tên giặc lái đã bị thương, hắn vừa thoát chết khỏi chiếc máy bay OH6 mà Ánh vừa bắn rơi ( sau này tên giặc lái kể lại), đường cùng hắn ngoan cố dùng súng bắn lại Ánh hòng ngăn chặn Ánh và chờ đồng bọn đến cứu. Căm thù tên giặc lái ngoan cố, Ánh bóp cò, “Nhưng! ôi thôi đạn hết rồi, lựu đạn cũng hết” . Lợi dụng lúc “đối phương” bị hết đạn tên giặc lái duy nhất sống sót tiếp tục bắn về phía Ánh . Ánh lăn nhiều vòng xuống một khe gần đó và chạy như đứt hơi về phía hậu cứ gọi người chi viện lên tiêu diệt địch. Thừa cơ không có hỏa lực chống lại chúng, một chiếc OH6 khác thả rọ xuống cứu được tên phi công duy nhất “sống sót” còn lại (Sau này, ngày 28/8/2015 vợ chống người phi công “sống sót” đó tên là H Mưu cùng đoàn làm phim HolLyWood đã trở lại Việt Nam, nhằm gặp những nhân chứng đã bắn rơi chiếc máy bay OH6 của H Mưu trong ngày 31-12-1972 để làm bộ phim ” Địa ngục tầm thấp” dựa theo cuốn hồi ký “Địa ngục tầm thấp” của H Mưu. Ngày 29/8/2015 H Mưu và đoàn làm phim đi tìm gặp Phạm Ngọc Ánh tại xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Nhưng rất tiếc họ không còn gặp được Anh nữa, Gia đình Anh cho biết: Ánh bị bệnh tật do hậu quả của chiến tranh, đã từ trần cách đây hai năm. H Mưu và đoàn làm phim của Mỹ vào thăm gia đình Ánh và ra mộ thắp hương cho người anh hùng đã khuất).
Sau trận đánh, anh em ôm lấy Ánh mà trào nước mắt: Trẻ quá - Gan dạ quá - Mưu trí, sáng tạo và dũng cảm quá! Ngày hôm đó Đại đội 10 Tiểu đoàn 8 bắn rơi tại chỗ 2 chiếc máy bay, diệt 6 tên Mỹ và 4 tên Ngụy.
Riêng Phạm Ngọc Ánh, chiến sỹ liên lạc của Đại đội 10, Tiểu đoàn 8 chưa tròn 19 tuổi, chưa đầy một tuổi quân, một mình một khẩu súng AK quật tan xác một chiếc OH6, diệt 3 tên Mỹ và 2 tên Ngụy, được tặng ba danh hiệu cùng một lúc:
- Dũng sỹ diệt máy bay;
- Dũng sỹ diệt Mỹ;
- Dũng sỹ diệt Ngụy.
Phạm Ngọc Ánh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tặng Huân chương chiến công giải phóng hạng ba.
Đặc biệt, anh em đồng đội tin yêu, mến phục và tặng Phạm Ngọc Ánh những lời đầy cảm xúc, trìu mến: “ Người em út, nhỏ bé, hiền lành, chịu khó, nhanh nhẹn, tháo vát, vô cùng quả cảm, lập công xuất sắc”.
Trong chuyến đi này, Tôi cũng đã kịp ghi lại được những hình ảnh lịch sử quý giá về Bác Hồ kính yêu trong lần về thăm Tiểu đoàn 10 pháo cao xạ Trung đoàn 241, Binh trạm 14 Bộ tư lệnh 559, năm 1966 , được đơn vị treo trang trọng trong phòng truyền thống của Lữ đoàn pháo phòng không 241.
Hình ảnh chiến sỹ trẻ Phạm Ngọc Ánh và các đồng đội của anh trong “Trận chiến đấu đạt ba danh hiệu” ngày 31 tháng 12 năm 1972 tại Rào Quán, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, thuộc c10 d8 e241- Binh trạm 41 - Trên tuyến đường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Bài và ảnh: Quốc Huy- Ban Tuyên truyền
Bác Hồ về thăm trận địa pháo của Trung đoàn pháo phòng không Xung Kích - e241 năm 1966 (ảnh tư liệu).
Chiến sỹ Phạm Ngọc Ánh c10d8e241 dùng súng AK47 bắn rơi máy bay Mỹ (ảnh tư liệu).
Chiến sỹ Phạm Ngọc Ánh và các đồng đội c10d8e241 trong giờ luyện tập kỹ chiến thuật (ảnh tư liệu).
Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và 61 năm ngày truyền thống vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn anh hùng, 14h00 ngày 19/5/2020, Ban Thường vụ Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội đã trọng thể tổ chức Lễ khai trương "Trang thông tin điện tử Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội".
Kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu (19/5/1890-19/5/2020 ) và 61 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2020). Tại Văn phòng Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội – Số 6B 19 Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hội Trường Sơn Hà Nội tổ chức khai trương Trang thông tin điện tử ( WEBSITE) Hội Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội ( hoitruongsonhanoi.vn).
Hội Trường Sơn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có một cán bộ luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì công tác Hội. Người cán bộ tiêu biểu ấy là ông Nguyễn Quốc Lâm, phó Chủ tịch Thường trực Quận hội.
Ngày 19/6/2019 UBND Hà Nội đã có Quyết định số 788/QĐ-UBND về gắn biển “Địa điểm lưu niệm sự kiện Cách mạng kháng chiến” cho Di tích Bốt Lũ. Ngày 18/3/2020, đã nghiệm thu và bàn giao công trình, gắn biển và tôn tạo Di tích Bốt Lũ.
Sáng nay, 29/5/2020, tại Nhà Văn hóa phường Ngĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Hội Trường Sơn Hà Nội (TSHN ), tổ chức hội nghị BCH lần thứ 3 (mở rộng). Hội nghị sẽ thông qua các Nghị quyết, Quy chế và Chương trình công tác của BCH khóa III; Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ cuối năm 2020.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập