Thế giới có những sự trùng lặp không thể giải thích nổi. Như chuyện nhà vua Italy Umberto Đệ nhất gặp một người giống hệt mình. Ngày hôm sau, người này bất ngờ bị bắn chết và cùng thời điểm, vua Umberto Đệ nhất cũng qua đời.
1. Ngày 28/6/1900, vua Italy Umberto Đệ nhất dùng bữa tối trong một nhà hàng ở thành Monza. Thật quá đỗi bất ngờ, ông chủ nhà hàng có diện mạo giống hệt nhà vua. Lạ lùng hơn nữa, ông này cũng mang “tên húy” Umberto, vợ ông cũng trùng tên với Hoàng hậu và nhà hàng khai trương đúng ngày Đức vua đăng quang. Ngày hôm sau, ông chủ nhà hàng bị bắn chết, mấy giờ sau vua Umberto cũng qua đời.
Vua Italy Umberto Đệ nhất.
2. Mark Twain sinh vào đúng ngày sao chổi Harley xuất hiện năm 1835 và mất vào lần xuất hiện hiếm hoi tiếp theo của nó vào năm 1910. Lúc sinh thời nhà văn thiên tài này đã có lần dự đoán: “Harley đã mang tôi đến năm 1835, tôi hy vọng năm sau tái xuất hiện nó sẽ mang tôi đi”. Sự việc quả đúng như ông mong ước.
Nhà văn thiên tài Mark Twain.
3. Năm 1979, tạp chí Das Besteran của Đức tổ chức một cuộc thi viết truyện ngắn - những câu chuyện lạ lùng nhất nhưng phải là có thực. Giải nhất thuộc về một công dân ở thành phố Munich tên là Walter Kellner. Truyện kể về chuyến phiêu lưu kỳ thú mà chính Kellner đã trải qua: đích thân ông cầm lái chiếc máy bay Cessna 421, bay từ đảo Sardinia sang đảo Sicily. Giữa đường gặp nạn, Kellner buộc phải hạ cánh xuống nước, lênh đênh trên xuồng cứu hộ sau mấy ngày mới được cứu thoát.
Walter Kellner.
Ngay sau lễ trao giải, một ông người Áo tên Walter Kellner đâm đơn kiện quán quân cuộc thi tội “ăn cắp bản quyền”. Ông này khẳng định, chính ông mới là người lái chiếc máy bay Cessna 421 qua vùng biển nói trên, gặp nạn và trôi dạt vào đảo Sardinia. Một câu chuyện giống hệt, chỉ trừ đích đến cuối cùng.
Sau đó, tạp chí Das Besteran cử phóng viên xác minh lại tính hư thực của 2 lời kể. Té ra, cả hai đều là chuyện có thật 100%, mặc dù chúng giống nhau đến mức ngỡ ngàng.
4. Ngày 13/2/1746, một người đàn ông Pháp tên là Jean Marie Dubarry bị xử tử vì tội giết cha đẻ mình. Đúng 100 năm sau, một người đàn ông khác, cũng quốc tịch Pháp, cũng tên là Jean Marie Dubarry, cũng phạm tội giết cha, bị treo cổ vào ngày 13/2/1846.
5. Lúc hay tin được giao vai chính trong bộ phim “Cô gái đến từ Petrovka”, khỏi nói tài tử điện ảnh Anthony Hopkins đã vui mừng thế nào. Phim được dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn George Feifer, do đó Hopkins đã chẳng ngần ngại đáp xe lửa đến tận London để mua 1 cuốn về tham khảo. Không may, tất cả các cửa hàng sách ở thủ đô đều đã bán hết veo.
Đúng vào lúc thất vọng nhất thì Hopkins bắt gặp đúng cuốn “Cô gái đến từ Petrovka” bỏ quên trên hàng ghế đợi ở sân qua Leicester. Bản thân đây đã là 1 sự kiện trùng hợp thú vị, nhưng điều lý thú hơn vẫn còn nằm phía sau.
Hai năm sau, trong lúc đoàn làm phim đang thực hiện cảnh quay ở thành phố Vienna (Áo), bất thần Hopkins được tác giả George Feifer ghé thăm. Sau vài lời chuyện trò, Feifer vô tình nhắc tới chuyện giờ đây ông chẳng còn trong tay cuốn truyện nào của mình. Quyển cuối cùng - có lời chú thích của ông ghi bên trong - một người bạn thân đã mượn và sơ ý đánh mất đâu đó ở London. Linh cảm sợi dây liên hệ bất thường, Hopkins chìa ngay ra cuốn sách ông nhặt được dạo trước. Và quả đúng là cuốn mà nhà văn Feifer đang tìm.
6. Tiểu thuyết Futility năm 1898 của tác giả Morgan Robertson có nhiều điểm trùng hợp kỳ lạ với số phận chiếc tàu Titanic nổi tiếng. Nhân vật chính của truyện là một tàu thủy khổng lồ mang tên Titan, trên hành trình vượt đại dương qua New York trong một đêm tháng Tư đã đâm phải băng chìm. Rất nhiều hành khách đã bỏ mạng do thiếu thuyền và phao cứu hộ. Chưa kể rất nhiều chi tiết nhỏ nhặt khác trùng hợp với thảm họa Titanic năm 1911 đến lạ lùng.
Tiểu thuyết Futility năm 1898 của tác giả Morgan Robertson có nhiều điểm trùng hợp kỳ lạ với số phận chiếc tàu Titanic nổi tiếng (Ảnh: fantasticfiction).
Sau này, Morgan Robertson còn viết cuốn sách “Beyond the Spectrum”, miêu tả một cuộc chiến trong tương lai với những tàu bay khổng lồ dội bom tấn, mỗi quả bom có thể tiêu hủy cả một thành phố chỉ trong nháy mắt. Không lâu sau đó, quân đội Nhật tuyên chiến với cú tấn công chớp nhoáng bằng bom vào đảo Hawaii.
7. Năm 1899, tia sét kinh hoàng đã chớp nhoáng cướp đi mạng sống của một người đàn ông ngay giữa quảng trường thành Taranto, Ý. 30 năm sau, con trai ông chết theo đúng cách này. Oan nghiệt hơn nữa, ngày 8/10/1949, Rolla Primarda - cháu trai của nạn nhân thứ nhất và là con trai của nạn nhân thứ 2 vừa kể trên - trở thành nạn nhân thứ 3 chịu chung án phạt của Thần chết.
8. Tháng 2/1918, thiếu tá Summerford phục vụ trong quân đội Hoàng gia Anh đã bị sét đánh ngay trên chiến trường Flanders. Ông ngã ngựa và liệt toàn bộ từ thắt lưng xuống dưới. Summerford từ ngũ và chuyển về sống tại Vancouver.
Một chiều mùa hè năm 1924 khi vị Thiếu tá đang ngồi câu bên sông, bất chợt một tia sét giáng trúng ngọn cây kế bên và cướp đi của ông mọi cử động ở nửa người bên phải.Cố gắng lắm 2 năm sau, ông mới phục hồi và đi lại được chút đỉnh.
Ấy vậy mà năm 1930, ông lại bị Thần sét viếng thăm lần nữa trong lúc thơ thẩn bách bộ giữa công viên. Thiếu tá Summerford từ trần 2 năm sau đó. Nhưng nào có hết, 4 năm tiếp theo, sét ghé qua thăm Summerford lần cuối cùng, phá hủy toàn bộ khu mộ trước khi nói lời vĩnh biệt tới người xấu số.
Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và 61 năm ngày truyền thống vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn anh hùng, 14h00 ngày 19/5/2020, Ban Thường vụ Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội đã trọng thể tổ chức Lễ khai trương "Trang thông tin điện tử Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội".
Kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu (19/5/1890-19/5/2020 ) và 61 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2020). Tại Văn phòng Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội – Số 6B 19 Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hội Trường Sơn Hà Nội tổ chức khai trương Trang thông tin điện tử ( WEBSITE) Hội Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội ( hoitruongsonhanoi.vn).
Ngày 19/6/2019 UBND Hà Nội đã có Quyết định số 788/QĐ-UBND về gắn biển “Địa điểm lưu niệm sự kiện Cách mạng kháng chiến” cho Di tích Bốt Lũ. Ngày 18/3/2020, đã nghiệm thu và bàn giao công trình, gắn biển và tôn tạo Di tích Bốt Lũ.
Hội Trường Sơn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có một cán bộ luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì công tác Hội. Người cán bộ tiêu biểu ấy là ông Nguyễn Quốc Lâm, phó Chủ tịch Thường trực Quận hội.
Sáng nay, 29/5/2020, tại Nhà Văn hóa phường Ngĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Hội Trường Sơn Hà Nội (TSHN ), tổ chức hội nghị BCH lần thứ 3 (mở rộng). Hội nghị sẽ thông qua các Nghị quyết, Quy chế và Chương trình công tác của BCH khóa III; Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ cuối năm 2020.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập