30 tháng 4 năm nay, kỷ niệm 45 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Đó cũng là sự kiện đánh dấu sự thất bại lớn nhất, nặng nề nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ. Chính Nixon đã phải thừa nhận rằng
CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM…
30 tháng 4 năm nay, kỷ niệm 45 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Đó cũng là sự kiện đánh dấu sự thất bại lớn nhất, nặng nề nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ. Chính Nixon đã phải thừa nhận rằng: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ, có nhiều nguồn lực như vậy đã bị sử dụng một cách kém hiệu quả như trong chiến tranh ở Việt Nam." Trong 20 năm chiến tranh, tổng lượng vũ khí Mỹ sử dụng chi cho chiến tranh có giá trị lên tới 157 tỷ USD. "Hội chứng Việt Nam", với 700.000 (trong số 2,7 triệu người đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam) mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần...
Người Mỹ không muốn nhắc đến cuộc chiến tranh này; nhưng, chính những cựu chiến binh Mỹ thấy bất bình trước sự lãng quên đối với những đồng đội đã hy sinh ở Việt Nam nên đã nảy ra ý tưởng xây dựng Tượng đài Tưởng niệm chiến tranh Việt Nam; và một tổ chức được thành lập, nhằm quyên góp tài chính để thực hiện ý tưởng đó. Kết quả là, một Tượng đài kỷ niệm đã được hoàn tất với kinh phí lên tới 9 triệu USD.
Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam đặt tại quảng trường Quốc gia Washington - Đây cũng là nơi, hơn 60 năm trước, có rất nhiều người Mỹ tiến bộ, yêu hoà bình đã tập trung biểu tình phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam. Ở Washington, DC. có Tượng đài Tưởng niệm chiến tranh Thế giới 2; Tượng đài Tưởng niệm chiến tranh Triều tiên...nhưng, Tượng đài Tưởng niệm chiến tranh Việt Nam là công trình gây tranh cãi nhiều nhất ở nước Mỹ…
Hàng năm có 4 triệu khách đến tham quan Tượng đài này.
Công trình có diện tích 8.100m2, được khởi công xây dựng vào ngày 26/3/1982, khánh thành ngày 13/11 cùng năm. Tượng đài có tổng chiều dài 150m, được thiết kế hình chữ V (chữ đầu của tên Việt Nam). Mỗi cạnh của hình chữ V được ghép bằng 72 tấm đá hoa cương cao 3m màu đen được đưa từ Ấn Độ sang. Một cạnh của hình chữ V hướng về phía Tượng đài tưởng niệm Washington, cạnh kia hướng về Đài tưởng niệm Lincon.Trên Đài Tưởng niệm này, ghi danh 58.220 người Mỹ đã chết hoặc mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Đối tượng được ghi danh là những người bị thiệt mạng hoặc bị mất tích được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xem là do chiến tranh Việt Nam, dựa trên các tiêu chuẩn đã được quy định...
Một nhà phê bình nghệ thuật đã nói rằng: " Chưa bao giờ có một bức tường - một kết cấu để chia cắt lại làm được nhiều cho sự đoàn kết đến như vậy!".
Khi tôi đưa hai cháu đi tham quan Tượng đài, cũng có một bà người Mỹ dẫn theo một cô cháu gái tầm tuổi cháu của tôi. Cả tôi và bà người Mỹ giải thích một cách vắn tắt nhất về Đài tưởng niệm này: Đây là bức tường ghi tên của hơn 58.000 người Mỹ đã chết và mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam…Với cháu của tôi và cháu bé người Mỹ đẹp như búp bê kia (thế hệ thứ 4 sau chiến tranh Việt Nam), chúng chỉ hiểu về chiến tranh thông qua Tượng đài này là sự chết chóc; còn tôi, và cả 4 triệu người đến đây mỗi năm, đều có chung một ảnh hưởng tâm lý: suy ngẫm về chiến tranh và hoà bình; về sự mong manh của cái chết; cũng như ý nghĩa của cuộc sống hiện tại...
Có 1200 người mất tích trong số hơn 58.000 người ghi danh ở đây.
Cả Việt Nam và Mỹ đã và đang khép lại quá khứ. Điều này cũng thể hiện ngay trong ý tưởng thiết kế, khi bên cạnh các tượng đài xung quang cao vút, được sơn một màu trắng toát; thì Tượng đài Tưởng niệm chiến tranh Việt Nam được cắm sâu vào lòng đất và với màu đen kít như "một vết cắt đen tối cho sự hổ thẹn và ân hận"…
Tháng 7 năm nay, chúng ta kỷ niệm 10 năm thiết lập và bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan hệ này được xây dựng với phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Hai bên đã có nhiều cố gắng hợp tác giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại. Chính phủ và nhân dân Viết Nam đã và đang làm hết sức mình giúp Hoa Kỳ kiểm kê các trường hợp binh sỹ Mỹ mất tích trong chiến tranh. Phía Hoa Kỳ cũng đã có một số biện pháp đáp ứng những nhu cầu nhân đạo của Việt Nam trong việc khắc phục những hậu quả chiến tranh như: sử lý bom mìn, tấy độc, xúc tiến việc hợp tác nghiên cứu tác hại của chất độc màu da cam đối với con người và môi trường; cung cấp thông tin về nhiều trường hợp binh sỹ Việt Nam mất tích trong chiến tranh… Điều này càng khẳng định: trong ngoại giao, không có ai là BẠN BÈ VĨNH VIỄN, cũng như không có ai là KẺ THÙ VĨNH VIỄN…
PHẠM THỊ LAN