131 DI TÍCH VÀ ĐỊA DANH TRƯỜNG SƠN ( PHẦN A)

Nguyễn Quốc Huy
Huy NQ
11:57 19/02/22 trong Tư liệu Trường Sơn
11:57 19/02/22 310 lượt xem
Mục lục

131 DI TÍCH & ĐỊA DANH TRƯỜNG SƠN.

Ban biên tập Hội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, trân trọng giới thiệu  ấn phẩm mới xuất bản: 131 di tích & địa danh Trường Sơn do Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam xuất bản.
PHẦN A GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ẤN PHẨM;

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2021

CÁC DI TÍCH VÀ
ĐỊA DANH TRƯỜNG SƠN

                                      Phần 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC DI TÍCH
 ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN- ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

 Sau 16 năm (1959-1975) hoạt động, Tuyến Chi viện chiến lược Trường Sơn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử mà Đảng, nhân dân và quân đội trao cho là đưa sức mạnh của hậu phương miền Bắc vào chi viện cho cách mạng miền Nam và trực tiếp chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới.
Hơn 40 năm đã trôi qua từ khi chiến tranh kết thúc (1975), các di tích Đường Trường Sơn đã mờ đi trên mặt đất và ngay cả trong ý thức của mỗi chúng ta.
Theo chỉ đạo của Thường vụ Hội Trường Sơn Việt Nam, Ban Lịch sử, Truyền thống đã sưu tầm tài liệu, biên soạn cuốn sách giới thiệu các di tích và địa danh Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh để các thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ mãi về những di tích và các địa danh đã đi vào lịch sử. Tên của những cung đường, ngọn núi, cánh rừng, con suối... cùng với những sự tích hào hùng của chúng đã góp thành tên một Trường Sơn bất tử.
  1. Phạm vi phân bố các di tích và địa danh Trường Sơn
Đường Hồ Chí Minh, không chỉ là một “con đường” mà là một hệ thống đường ngang dọc khắp Trường Sơn. Phạm vi hoạt động của bộ đội Trường Sơn rất rộng lớn, nằm trên  địa bàn của 11 tỉnh của Việt Nam là: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắk Nông, Bình Phước (theo đơn vị hành chính hiện nay); địa bản 7 tỉnh Trung - Hạ Lào là: Bô Li Khăm Xay, Khăm Muộn, Savannakhet, Saravan, Sê Kông (trước đây là Tà Vèn Oọc), At Ta Pư, Chăm Pa Xắc; địa bàn 4 tỉnh Đông - Bắc Campuchia là: Ratarakiri, Stung Treng, Krachie, Mondulkiri.
Tất cả 22 tỉnh thuộc 3 nước Đông Dương đều có các địa danh ghi dấu các hoạt động của bộ đội Trường Sơn, đều để lại những dấu tích và chiến công. Tuy nhiên, Ban Biên soạn không có điều kiện đi khảo sát, không đủ tài liệu để giới thiệu tất cả các di tích và địa danh ấy. Vì vậy, vẫn có một số tỉnh thuộc chiến trường Trường Sơn mà chưa có di tích nào được giới thiệu. Đó cũng là hạn chế của cuốn sách này.
Thời gian các sự kiện được giới thiệu giới hạn từ năm 1959- 1975 là chủ yếu.
Một số trường hợp đặc biệt như: 2 di tích ở Thủ đô Hà Nội là Bốt Lũ ở phường Kim Giang, Thanh Xuân và Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Một số di tích không thuộc quản lý của bộ đội Trường Sơn, nhưng có liên hệ mật thiết với “Tuyến Chi viện chiến lược Trường Sơn” như Truông Bồn, phà Bến Thủy, Phà Gianh... cũng được giới thiệu.
  1. Các loại di tích và địa danh Trường Sơn  
a- Di tích Trường Sơn: Là những di tích Trường Sơn đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh trở lên, hoặc các địa danh có giá trị lịch sử, vì một lý do nào đó chưa được xếp hạng.
b- Địa danh Trường Sơn: Là những địa danh nằm trên “Chiến trường Trường Sơn” hoặc địa danh có liên hệ chặt chẽ với Trường Sơn chưa được xếp hạng.
      Tuy nhiên việc gọi tên này cũng chỉ mang tính tương đối, có thể linh hoạt áp dụng tùy từng trường hợp.
c- Các di tích và địa danh Trường Sơn có thể phân thành các loại sau:
- Chỉ huy sở các cấp từ Bộ Tư lệnh 559, Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Bộ Tư lệnh, Sư đoàn, Trung đoàn, Binh tram.
- Các đầu mối giao thông quan trọng: Điểm đầu, điểm cuối các tuyến đường quan trọng, ngã ba, ngã tư, các điểm vượt sông, các đèo dốc hiểm trở...
- Các trọng điểm bị đánh phá ác liệt của không quân và bộ binh của địch...
- Các Tổng kho lớn của Trường Sơn
- Các nơi xảy ra trận đánh nổi tiếng...
- Riêng các tuyến đường Trường Sơn đã có trong cuốn sách “5 trục dọc và 21 trục ngang Đường Trường Sơn”  do Nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 2019.
Một di tích, một địa danh có thể đồng thời mang nhiều đặc điểm, tính chất cùng một lúc.
3- Bố cục cuốn sách:
a- Cuốn sách gồm 5 phần:
- Phần 1: Giới thiệu chung các di tích.
- Phần 2: Giới thiệu các di tích đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn 11 tỉnh của Việt Nam (46 Di tích).
- Phần 3: Giới thiệu các di tích và địa danh Trường Sơn còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.
- Phần 4: Giới thiệu các di tích và địa danh Trường Sơn trên lãnh thổ Lào và Campuchia.
- Phần 5: Phụ lục là các bản đồ vị trí các di tích, địa danh.
b- Nội dung giới thiệu mỗi di tích
Để người đọc dễ hiểu, dễ theo dõi, hầu hết các di tích, các địa danh đều được giới thiệu theo 5 mục như sau:
Mục 1: Tên di tích (hoặc địa danh) là tên theo danh mục xếp hạng của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với di tích đã xếp hạng; tên gọi do Ban Biên soạn đặt với các di tích chưa được xếp hạng ở Việt Nam và ở Tây Trường Sơn.
Mục 2: Địa điểm của di tích (hoặc địa danh): Nêu tên xã, bản, huyện, tỉnh có di tích. Thông thường di tích được nằm trên một tuyến Đường Trường Sơn nào đó, ngoài tên địa phương còn nêu kèm theo lý trình của tuyến đường đó. Lý trình chúng tôi lấy theo đăng ký của Cục Công binh Trường Sơn (năm 1973).
Riêng các di tích ở Tây Trường Sơn, việc tra cứu tên bản, huyện rất khó khăn, các địa danh trong các tài liệu lịch sử đã thay đổi nhiều. Vì vậy những địa danh, địa phương chúng tôi nêu ra có thể còn nhiều sai lạc. Mong người đọc cảm thông với Ban Biên soạn.
Mục 3: Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm di tích (hoặc địa danh): Tóm tắt những sự kiện lịch sử, những nhân vật... gắn liền với di tích. Tuy nhiên việc thu thập tư liệu khó có thể đầy đủ, nên trong lần ra mắt đầu tiên này còn sơ sài, chưa đầy đủ, có thể có những tư liệu chưa thật chính xác.
Mục 4: Xếp hạng, vinh danh: Giới thiệu các di tích đã được xếp hạng, vinh danh theo quyết định: Cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh... Các đơn vị, cá nhân được tặng danh hiệu, phần thưởng do chiến công diễn ra ở di tích (địa danh).
Toàn bộ các di tích trên đất Lào và Campuchia chưa được xếp hạng nên nhiều di tích bỏ mục này.
Mục 5: Hiện trạng di tích: Các di tích ở Việt Nam hầu hết có phần miêu tả hiện trạng: Mức độ tôn tạo, khả năng phát huy giá trị, kiến nghị... Nhưng các di tích Tây Trường Sơn đều chưa được khảo sát cụ thể nên hầu hết bỏ mục hiện trạng. Các di tích đã được khảo sát có phần miêu tả hiện trạng.
4- Sách, tài liệu chính tham khảo.
  • Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 1975) do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành
  • Hồ sơ đề nghị xếp hạng Di tích Đường Trường Sơn do Binh đoàn 12 lập (Đợt 1: 37 Di tích, Đợt 2: 9 Di tích)
  • “Lịch sử Đoàn 559- Bộ đội Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành  năm 1999
“Lịch sử Công binh 559 - Đường Trường Sơn” do Nhà xuất bản Quân đội nhân.
phát hành năm 1999.
  • “Khảo sát thiết kế Đường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước. Chuyện kể lại” do Đại tá Hoàng Ngọc Châu chủ biên, Nhà xuất bản Giao thông vận tải phát hành năm 2009
  • Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu lịch sử khác, các hồi ký của các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Tư lệnh Trường Sơn, của các CCB Trường Sơn. Một số tư liệu được tham khảo ý kiến trực tiếp từ các nhân chứng
  • Những hình ảnh tư liệu sử dụng minh họa trong “sách” được sưu tầm trên internet, trong Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh, của Hồ sơ xin xếp hạng di tích Đường Trường Sơn, các ảnh lưu trữ của các cựu chiến binh Trường Sơn... Nhiều ảnh không rõ tên tác giả nên chưa có ghi chú đầy đủ, mong các tác giả cho phép và thông cảm.

5- Những từ viết tắt
 
TT Tên đầy đủ Viết tắt
  1. Di tích (địa danh) Trường Sơn
   
1 Trường Sơn TS
2 Di tích (địa danh) Trường Sơn. Di tích
  1. Tên các lực lượng Trường Sơn
1 Cựu chiến binh CCB
2 Thanh niên xung phong TNXP
3 Bộ Tư lệnh BTL
4 Bộ Tư lệnh Trường Sơn BTLTS
5 Binh trạm BT
6 Giao liên GL
7 Công binh CB
8 Cao xạ CX
9 Quân Y QY
10 Thông tin TT
11 Bộ binh BB
12 Các lực lượng của Trường Sơn Bộ đội
Trường Sơn
13 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân AHLLVTND
  1. Ký hiệu địa danh Trường Sơn
1 Sê Pôn S1
2 Mường Noòng S2
3 La Hạp S3
4 Tà Beng S4
5 Khu vực ngầm Bạc S5
6 Pak Ca Don S6
7 Chà Vằn S7
8 Xê Xụ S8
9 Tà Xẻng (Ngã ba biên giới) S9
10 Đường (Đường 128) Đ (Đ128)
          D -Tên các Mặt trận

1
Mặt trận Trung Bộ, gồm các tỉnh: Khánh Hòa, Binh Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.
B1

2
Mặt trận Đông Nam Bộ, gồm các tỉnh: Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương
B2

3
Mặt trận Tây Nguyên: gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk B3
4 Mặt trận Trị - Thiên B4
5 Mặt trận Bắc Quảng Trị B5
6 Mặt trận giải phóng  At Ta Pư (1968) Mặt trận X
7 Mặt trận giải phóng Saravan (1968) Mặt trận Z
8 Mặt trận phụ trách Hạ Lào (1971) Mặt trận Y
9 Mặt trận Tây Đường 9 (1971) Mặt trận R
10 Bộ Tư lệnh Đường 9-Nam Lào (1971) Bộ TL702
11 Bộ Tư lệnh cánh Đông Đ9 (1971) Bộ TL70
                                                                   
Biên tập : Quốc Huy - Ban tuyên truyền Hội Trường Sơn Hà Nội
 
BLL Nữ Trường Sơn quận Long Biên, gặp mặt kỉ niệm 94 năm ngày PNVN .

22:37 18/10/24 19 lượt xem
Hội nghị Ban liên lạc Nữ CSTS quận Cầu Giấy nhiệm kì II (2024-2029)

19:38 21/09/24 22 lượt xem
CLB VH-NT TRƯỜNG SƠN HN GIÚP ĐỠ DÂN KHẮC PHỤC THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 3

11:08 19/09/24 23 lượt xem
Khánh thành&bàn giao nhà tình nghĩa cho HV Trương Đức Vĩnh-P Yên Nghĩa

21:41 11/09/24 22 lượt xem
Câu lạc bộ VHNT Hội Trường Sơn Hà Nội trao quà cho HV TS H.Chương Mỹ

22:19 27/08/24 37 lượt xem
NIỀM VUI LỚN CỦA HỘI TRƯỜNG SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và 61 năm ngày truyền thống vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn anh hùng, 14h00 ngày 19/5/2020, Ban Thường vụ Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội đã trọng thể tổ chức Lễ khai trương "Trang thông tin điện tử Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội".

19:50 20/05/20 697 lượt xem
KHAI TRƯƠNG  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI TRƯỜNG SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu (19/5/1890-19/5/2020 ) và 61 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2020). Tại Văn phòng Hội Trường Sơn thành phố Hà Nội –  Số 6B 19 Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hội Trường Sơn Hà Nội tổ chức khai trương Trang thông tin điện tử ( WEBSITE) Hội Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội ( hoitruongsonhanoi.vn).

23:35 19/05/20 690 lượt xem
HỘI VIÊN HỘI VHNT TS

Danh sách hội viên

15:22 11/05/20 674 lượt xem
BỐT LŨ - DI TÍCH TRƯỜNG SƠN TẠI HÀ NỘI

Ngày 19/6/2019 UBND Hà Nội đã có Quyết định số 788/QĐ-UBND về gắn biển “Địa điểm lưu niệm sự kiện Cách mạng kháng chiến” cho Di tích Bốt Lũ. Ngày 18/3/2020, đã nghiệm thu và bàn giao công trình, gắn biển và tôn tạo Di tích Bốt Lũ.

09:15 03/06/20 670 lượt xem
MỘT CÁN BỘ HỘI GƯƠNG MẪU

Hội Trường Sơn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có một cán bộ luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì công tác Hội. Người cán bộ tiêu biểu ấy là ông Nguyễn Quốc Lâm, phó Chủ tịch Thường trực Quận hội.

20:25 05/06/20 666 lượt xem
HỘI NGHỊ BCH HỘI TRƯỜNG SƠN –ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ 3 NHIỆM KỲ 2019-2024

Sáng nay, 29/5/2020, tại Nhà Văn hóa phường Ngĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Hội Trường Sơn Hà Nội (TSHN ), tổ chức hội nghị BCH lần thứ 3 (mở rộng). Hội nghị sẽ thông qua các Nghị quyết, Quy chế và Chương trình công tác của BCH khóa III; Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ cuối năm 2020.

21:37 29/05/20 633 lượt xem
Hotline
Zalo
Viber
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram